Theo đó, dòng Ryzen 4000 được tích hợp công nghệ AMD SmartShift, cho phép người dùng khai thác tối đa hiệu năng của CPU Ryzen 4000 di động cùng đồ họa Radeon. Bằng cách chuyển đổi năng lượng linh hoạt giữa CPU Ryzen và GPU Radeon, công nghệ AMD SmartShift mang lại hiệu năng chơi game cao hơn 10% và hiệu suất tạo nội dung cao hơn tới 12% so với thế hệ trước đó.

Dòng CPU Ryzen 4000 còn được AMD phân ra thành hai phân khúc sản phẩm khác nhau. Trong đó, AMD Ryzen 4000 U-Series dành cho các dòng laptop siêu mỏng có mức tiêu thụ điện năng thấp 15W (TDP), và AMD Ryzen 4000 H-Series dành cho laptop gaming và laptop hiệu suất cao.

Đáng chú ý, các dòng CPU Ryzen 7 thế hệ thứ 4 này đều được sản xuất với 8 nhân 8 luồng với phiên bản Ryzen 7 4700U hoặc 16 luồng với hai phiên bản Ryzen 7 4800H và Ryzen 7 4800U.

Ngoài các phiên bản cao cấp, dòng CPU Ryzen thế hệ 4 này còn có các phiên bản trung cấp Ryzen 5 4600H/ 4600U có thiết kế 6 nhân 12 luồng, Ryzen 5 4500U có thiết kế 6 nhân 6 luồng, cùng 1 phiên bản phổ thông Ryzen 3 4300U có thiết kế 4 nhân 4 luồng.

Trong đợt ra mắt CPU mới dành cho laptop này, AMD cũng ra mắt thế hệ tiếp theo của dòng CPU AMD Althon 3000 được tích hợp đồ họa Radeon Graphics dành cho các dòng laptop phổ thông với hai phiên bản là Althon Golod 3150U có thiết kế 2 nhân 4 luồng và Althon Silver 3050U.

​Đồng hành với sự kiện ra mắt dòng CPU mới, các hãng sản xuất laptop cũng chính thức mang đến cho người dùng những lựa chọn mới, như Acer cung cấp thêm tùy chọn CPU Ryzen 4000 series cho dòng laptop gaming Nitro 5; ASUS thêm tùy chọn cho các dòng laptop VivoBook, ZenBook, gaming ROG; Dell cung cấp các tùy chọn CPU AMD cho dòng laptop 2 trong 1 và laptop gaming G-series; MSI cho dòng laptop gaming Bravo 15...

Theo Nguyễn Tùng/ Thế Giới Số