Với mục tiêu chính là đóng góp vào sự phát triển đồng đều và bền vững của ngành di sản tại Việt Nam, dự án Di sản Kết nối do Hội đồng Anh thực hiện, kể từ năm 2018, đã có hơn hai năm triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát triển các loại hình di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần và có liên quan chặt chẽ với nhau: Di sản Văn hóa Cộng đồng, và FAMLAB (Phim, nhạc và lưu trữ).

Ghi lại những nỗ lực và kết quả mà dự án đã đạt được, trang Tư liệu của dự án Di sản Kết nối giới thiệu nhiều cách thể hiện các tài liệu khác nhau, từ việc sử dụng các chất liệu là âm thanh, hay hình ảnh cho tới những dạng thức văn bản tổng hợp v.v.. được tổng hợp từ hai hợp phần của dự án. Các tư liệu này đưa ra những góc nhìn về các cộng đồng và hoạt động từ nhiều nơi khác nhau tại Việt Nam. Người đọc cũng sẽ tìm thấy trong trang Tư liệu này những báo cáo, sách, video, bản ghi âm, phim tài liệu v.v.. về các di sản nhạc và phim ở Việt Nam; cũng như thông tin về các cộng đồng là chủ di sản và những nghệ sĩ và người thực hành làm việc với di sản văn hóa.

Giới thiệu trang Tư liệu của dự án, chắc chắn sẽ không thể không nhắc tới một số nội dung và dự án nổi bật mà thời gian gần đây những người quan tâm tới di sản văn hóa Việt Nam nói chung và dự án Di sản Kết nối của Hội đồng Anh nói riêng đã được biết tới. Đó là Cuốn sách Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng - cuốn sách với mười câu chuyện giúp phản ánh chân thực nhất về những thay The British Council is the United Kingdom’s international organisation for cultural relations and educational opportunities đổi cũng như khát vọng gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua chia sẻ của chính mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng chủ sở hữu di sản, và qua từng hoạt động mà dự án đồng hành.

Bên cạnh những thước phim ngắn ghi lại hoạt động về bảo tồn di sản văn hóa cộng đồng với âm nhạc cồng chiêng ở Gia Lai, Kon Tum, gìn giữ và phát triển âm nhạc nghi lễ Chăm cho tới nỗ lực làm sống lại nghệ thuật sân khấu Cải lương thì những cuốn sách, ấn phẩm với các nội dung nghiên cứu phục vụ mục đích khảo cứu, lưu trữ như Tuyển tập dân ca Mông: Vang vọng dân ca, bộ tự liệu video Nghiên cứu và chia sẻ âm nhạc giới chức sắc Kadhar của người Chăm hay ấn bản Mơ và Hồi tưởng – Các thực hành xoay quanh di sản phim Việt Nam sẽ là tư liệu quý giá để các nghệ sĩ, những người làm nghề không chỉ có thêm nguồn tài liệu tham khảo được ghi chép lại mà còn là những ý tưởng và cảm hứng được đưa ra qua các chia sẻ và ghi chép trong mỗi nỗ lực mà ấn phẩm muốn truyền tải tới người đọc.

Hội đồng Anh giới thiệu trang Tư liệu của Dự án Di sản Kết nối vào đúng dịp kỷ niệm 75 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam với mong muốn thúc đẩy sự hiểu biết và trân trọng đối với di sản văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là các giá trị được ít người biết tới hoặc đang bị mai một. Hội đồng Anh hy vọng rằng, những tư liệu của dự án sẽ giúp người xem thấy được tầm quan trọng và tính liên quan của di sản văn hóa nhằm tôn vinh quá khứ, hiểu thêm về hiện tại và tạo ra một tương lai chung cho tất cả chúng ta. Nội dung của trang vẫn đang được tiếp tục cập nhật – các tư liệu sẽ liên tục được cập nhật trong quá trình dự án diễn ra.

Di sản Kết nối là dự án trong khuôn khổ Chương trình Văn hóa và Phát triển của Hội đồng Anh tại Việt Nam, kéo dài trong hai năm, nhằm tìm hiểu việc sử dụng di sản văn hóa để phát triển và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Dự án này sẽ làm việc với di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một.

Dự án bao gồm hai hợp phần có liên kết chặt chẽ: Hoạt động văn hóa cộng đồng, và Lab Phim, Nhạc và Lưu trữ (FAMLAB – Film, Archive and Music Lab). Khởi động vào tháng 4/ 2018, dự án nhằm kiến tạo các cơ hội mới để các cộng đồng trên khắp cả nước có thể đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa của họ, cũng như hưởng lợi từ chính quá trình đó. Các hoạt động của dự án bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại.

Với mục tiêu chính là đóng góp vào sự phát triển đồng đều và bền vững của ngành di sản tại Việt Nam, dự án Di sản Kết nối do Hội đồng Anh thực hiện, kể từ năm 2018, đã có hơn hai năm triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát triển các loại hình di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần và có liên quan chặt chẽ với nhau: Di sản Văn hóa Cộng đồng, và FAMLAB (Phim, nhạc và lưu trữ).

Sử dụng hướng tiếp cận sáng tạo nhằm giúp các cộng đồng khác nhau đóng góp và hưởng lợi từ sự bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó đem lại sự phát triển bền vững và rộng khắp trong các ngành di sản của Việt Nam, các hoạt động của dự án Di sản Kết nối rất đa dạng bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại. Hợp phần một của dự án đã làm việc với âm nhạc truyền thống của Việt Nam, được triển khai tại bốn địa điểm: Gia Lai và KonTum (âm nhạc cồng chiêng của người Bahnar), Ninh Thuận (âm nhạc nghi lễ Chăm) và thành phố Hồ Chí Minh (Cải lương) với sự tham gia của khoảng 800 người làm việc trực tiếp và gần 30.000 khán giả.

LadyGoGo