- Intel Core i5-11600K: Vẫn tiến trình 14nm nhưng hiệu suất cải thiện đáng kể
- Khám phá Intel NUC Ghost Canyon 9 Extreme Kit
- Intel tái khởi động gameshow thực tế Expert Challenge
- Lộ điểm benchmark các dòng sản phẩm mới của Intel
Intel Core i9-11900K có gì nổi bật?
Khi nhìn sơ qua thông số kỹ thuật, rất nhiều người yêu công nghệ đã bất ngờ khi Intel đã cắt giảm số nhân so với thế hệ trước. Cụ thể, Intel Core i9-11900K chỉ được sản xuất với 8 nhân 16 luồng trong khi thế hệ Intel Core i9-10900K sở hữu đến 10 nhân 20 luồng.
Bù lại cho việc cắt giảm số nhân, Intel đã trang bị cho Core i9-11900K nhiều công nghệ mới nhất giúp phát huy tối đa hiệu suất vận hành và nhất là hiệu suất xử lý đơn nhân. Theo đó, CPU mới này được sản xuất dựa trên kiến trúc nhân hoàn toàn mới có tên mã Comet Lake có hiệu suất xử lý IPC (instructions per clock/cycles – lệnh trên mỗi xung nhịp) cao hơn 19% so với thế hệ trước.
Bên trong CPU Intel Core i9-11900K còn được tích hợp nhân đồ họa Iris Xe UHD Graphic 750 được cải thiện hiệu năng đáng kể so với nhân đồ họa được tích hợp trong CPU Intel Core i9-10900K. Hiệu năng xử lý đồ họa của GPU Iris Xe UHD Graphic 750 cũng đã được Thế Giới Số kiểm chứng khi trải nghiệm CPU Intel Core i5-11600K và đã cho kết quả rất ấn tượng. Nhân đồ họa tích hợp này đủ sức giúp người dùng chơi các tựa game eSports mà không cần phải trang bị thêm card đồ họa rời.
Intel Adaptive Boost Technology là tính năng hỗ trợ tăng hiệu suất đa nhân của CPU chỉ được trang bị trên dòng CPU Intel Core i9 K và KF thế hệ 11. |
Không chỉ có thế, Intel Core i9-11900K còn được Intel trang bị tính năng tăng tốc dựa trên công nghệ AI Intel Deep Learning Boost. Kết hợp cùng các tính năng Intel Turbo Max Boost 3.0 và Intel Thermal Velocity Boost, CPU cao cấp nhất thuộc thế hệ Intel Core 11 cho phép có đến hai nhân hoạt động ở mức xung cao nhất 5,3GHz hoặc cho phép người dùng dễ dàng thiết lập mức xung 5,1GHz cho tất cả các nhân.
Riêng dòng CPU Intel Core i9 thế hệ 11 còn được Intel trang bị thêm tính năng tăng tốc hiệu suất đa nhân Intel Adaptive Boost Technology (ABT). Đặc biệt là tập lệnh xử lý AVX512 sẽ tối ưu hiệu suất hoạt động của CPU với các ứng dụng được phát triển dựa trên công nghệ Deep Leanring và AI.
Trải nghiệm thực tế
PU Intel Core i9-11900K tiếp tục được Thế Giới Số thử nghiệm trên hệ thống PC xây dựng với bo mạch chủ ASUS Maximus XIII Hero cùng kit RAM ADATA XPG DDR4 3200MHz 16GB. Tuy nhiên, bộ PC thử nghiệm này sử dụng ổ cứng SSD M.2 PCIe 4.0 WD Black SN850 1TB, card đồ họa Gigabyte RTX 3060 12GB. Giúp giải nhiệt cho CPU Intel Core i9-11900K là tản nhiệt nước AIO TH360 và toàn bộ hệ thống máy tính được đặt bên trong thùng máy Divider 300 TG của hãng Thermaltake.
Đánh giá hiệu suất vận hành của toàn bộ PC thử nghiệm và CPU Intel Core i9-11900K là các ứng dụng CPU-Z, Cinebend R20/ R23, PCMark 10 và 3DMark. Phần mềm HWmonitor được sử dụng để ghi nhận nhiệt độ và mức tiêu thụ điện của CPU đầu bảng thuộc thế hệ Intel Core 11 này.
Hệ thống được vận hành với thiết lập mặc định của bo mạch chủ chỉ chuyển tính năng ASUS MCE sang chế độ Disabled – Enforce All Limits, bật tính năng Intel Adaptive Boost Technology (ABT) và chọn chế độ XMP-1 để thiết lập RAM vận hành ở mức xung 3.200MHz.
ó thể nói, điểm hiệu năng của CPU Intel Core i9-11900K được ghi nhận khá ấn tượng. Với đánh giá của Cinebench R23, hiệu năng xử lý đơn nhân đạt 1661 điểm và đa nhân đạt 14.390 điểm. Điểm hiệu năng đơn nhân dù chỉ hơn có vài chục điểm so với CPU Intel Core i5-11600K, nhưng hiệu năng đa nhân thì hơn đến 36%. Với ứng dụng Cinebench R20, Core i9-11900K đạt 641 điểm và đa nhân đạt 5.744 điểm.
Với đánh giá hiệu năng tổng thể thông qua PCMark 10, hệ thống PC sử dụng CPU Intel Core i9-11900K cùng card đồ hoạ Geforce RTX 3060 12GB đạt 7618 điểm, cao hơn gần 500 điểm so với mức điểm cao nhất dành cho hệ thống PC gaming cao cấp trong năm 2020. Khi thay sang card đồ họa Geforce RTX 3070, điểm hiệu năng tổng thể của hệ thống PC này cũng được nâng đáng kể, đạt đến 8167 điểm.
Sự kết hợp giữa card đồ họa Geforce RTX 3060 12GB cùng CPU Intel Core i9-11900K cùng đạt điểm số khá tốt về hiệu suất chơi với điểm 3DMark đạt 9.258 điểm trong đó đánh giá CPU đạt 12.734 điểm và đánh giá GPU chỉ đạt 8.833 điểm. Và theo đánh giá của phần mềm 3DMark, hệ thống PC này có thể chơi được tựa game Battlefiekl V với độ phân giải Ultra 1440p ở mức 85 FSP (khung hình/giây), mức khung hình rất lý tưởng để người dùng có trải nghiệm chơi game tốt nhất.
Ngoài ra, sự kết hợp của CPU và card đồ họa rời này cũng cho phép hệ thống PC chơi được game Shadow of the Tomb Raider, tựa game PC hỗ trợ công nghệ Ray Tracing của NVIDIA, với tốc độ 132 FPS ở thiết lập độ họa cao cùng đồ phân giải Full HD 1080p.
Vắt sức CPU Intel Core i9-11900K với ép xung
Ngoài việc được sản xuất với các linh kiện cao cấp nhất, thiết kế cuộn cảm VRM theo kết cấu 14+2 có khả năng cung cấp điện áp cho CPU lên đến 90Ampe, ưu điểm của bo mạch chủ ASUS Maximus XIII Hero dành cho người dùng rất sỏi về công nghệ và ép xung chính là các tính năng hỗ trợ ép xung. Với bo mạch chủ này, người dùng không chỉ có thể điều chỉnh mức xung của CPU theo từng Core riêng biệt, cho toàn bộ Core mà còn có thể thiết lập việc cung cấp điện áp cho CPU.
Ngoài ra, bo mạch chủ còn cho phép người dùng điều chỉnh rất nhiều thông số về RAM, mà nếu tìm hiểu kỹ và để có thể sử dụng thuần thục người dùng phải mất khá nhiều thời gian nghiên cứu.
Có một hạn chế với bo mạch chủ ASUS Maximus XIII Hero là khá kén RAM. Thế Giới Số đã gặp không ít trục trặc khi sử dụng kit RAM Ballistix DDR4-2666 32GB (2 x 16GB) và kit RAM COLORFUL iGame Vulcan DDR4-4266 16GB (2 x 8GB).
Lần trải nghiệm này, Thế Giới Số chỉ thử nghiệm ép xung CPU thông qua thiết lập mức xung all core theo từng mức 5GHz, 5,3GHz và 5,4GHz. Ở các mức xung 5,4GHz, hệ thống đã gặp lỗi khi chỉ mới hoàn thành được 80% bài test của CineBench.
Hiệu năng của CPU ở mức all-core 5GHz không cải thiện mà có phần còn thấp hơn một chút so với ở thiết lập mặc định với các thông số đều được cài đặt ở chế độ “Auto”. Hiệu năng của CPU có phần cao hơn một chút ở mức xung all-core 5,3GHz khi điểm số Cinebench R20 đạt lần lượt 641 điểm đơn nhân và 5744 điểm đa nhân, điểm Cinebench R23 đạt 1.652 điểm đơn nhân và 14.960 điểm đa nhân.
Theo ghi nhận của ứng dụng HWmonitor, CPU Intel Core i9-11900K được thiết lập xung all-core 5,3GHz khi chạy bài test đa nhân của CineBench R20 sẽ tự động điều chỉnh mức xung all-core trung bình là 4,7GHz và xung tối đa là 5,4GHz. Nhiệt lượng cao nhất khi CPU hoạt động 100% công suất ở mức 91 độ cùng mức tiêu thụ điện năng là 223,86W.
Đánh giá tổng quan
Với những người yêu công nghệ, CPU Intel Core i9-11900K sẽ là lựa chọn hoàn hảo để được trải nghiệm cách mà công nghệ AI được sử dụng để mang lại hiệu suất hoạt động tốt nhất. CPU cao cấp nhất thuộc thế hệ 11 này cũng sẽ là thách thức không nhỏ để những OCer chuyên nghiệp tạo nên những kỷ lục mới. Hiện tại, mức xung kỷ lục của Intel Core i9-11900K là 7,3GHz đang được chuyên gia ép xung HiCookie nắm giữ. Đương nhiên, người dùng cũng cần phải trang bị một hệ thống tản nhiệt tương xứng, chí ít là tản nhiệt nước AIO, để có thể vận hành CPU này với hiệu suất tốt nhất.
Nguồn: Thế Giới Số