- NVIDIA ra mắt 4 dịch vụ microservices NIM mới dành cho AI Tạo sinh tại Nhật Bản và Đài Loan
- SIGGRAPH 2024: Shutterstock cùng Getty Images phát hành những dịch vụ sáng tạo nội dung được phát triển dựa trên công nghệ AI của NVIDIA
- SIGGRAPH 2024: WPP và NVIDIA Omniverse giúp Coca Cola mở rộng nội dung AI sáng tạo với tính xác thực của thương hiệu
- COMPUTEX 2024: MediaTek tích hợp NVIDIA TAO ToolKit vào NeuroPilot SDK
Trong thế giới giải trí, năm 1999 là năm mà người hâm mộ chào đón bộ phim bom tấn The Matrix và hảo hứng tải những bản nhạc của Britneys Spears và Eminem qua Napster. Cũng trong năm ấy, giới công nghệ cũng đón nhận hai sự kiện đáng chú ý là các thông tin về sự cố Y2K. Đặc biệt hơn cả là sự ra đời của chiếc card đồ họa đầu tiên trên thế giới NVIDIA Geforce 256, mở đường cho những tiến bộ trong lĩnh vực game và điện toán.
GPU đầu tiên trên thế giới
GeForce 256 không chỉ là một card đồ họa thông thường; nó được NVIDIA giới thiệu như là GPU (bộ xử lý đồ họa) đầu tiên trên thế giới. Đây là một bước tiến quan trọng, mở đường cho những cải tiến tương lai trong cả lĩnh vực gaming và tính toán.
Một trong những đột phá lớn của GeForce 256 là tính năng xử lý phần cứng transform and lighting (T&L), giúp giảm tải cho CPU. Như Tom's Hardware nhận xét: “GeForce 256 có thể giảm áp lực cho CPU, ngăn chặn sự tắc nghẽn trong pipeline 3D và cho phép các nhà phát triển game sử dụng nhiều đa giác hơn, giúp cải thiện đáng kể độ chi tiết hình ảnh.”
GeForce 256, card đồ họa đầu tiên trên thế giới, được NVIDIA trình làng vào ngày 11/10/1999. |
Khi Gaming thay đổi mãi mãi
Đối với game thủ, GeForce 256 đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm chơi Quake III Arena. Theo nhận xét của AnandTech: "Ngay khi khởi động trò chơi yêu thích của bạn, bạn sẽ cảm thấy như chưa bao giờ thực sự thấy nó trước đây." Với sức mạnh của GeForce 256, Unreal Tournament - một trong những game đầu tiên có hiệu ứng phản chiếu thực tế - đã bán được hơn 1 triệu bản chỉ trong năm đầu tiên.
Trong 25 năm tiếp theo, sự hợp tác giữa NVIDIA và các nhà phát triển game đã thúc đẩy những tiến bộ đáng kể như kết cấu đồ họa chân thực hơn, ánh sáng động và tốc độ khung hình mượt mà hơn. Những cải tiến này không chỉ mang lại trải nghiệm nhập vai cho game thủ mà còn giúp GPU của NVIDIA phát triển thành một nền tảng cho những đổi mới mạnh mẽ hơn, làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp game.
Qua các thập kỷ, NVIDIA tiếp tục nâng cao hiệu suất GPU, mang lại tốc độ khung hình cao hơn và hình ảnh sắc nét hơn, giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm chơi game. Điều này cũng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa giải trí trực tuyến trên các nền tảng như Twitch và YouTube Gaming, nơi mà người chơi không chỉ trải nghiệm game mà còn trở thành những nhà sáng tạo nội dung, mở đường cho sự bùng nổ của ngành thể thao điện tử (esports).
Từ Gaming đến AI: Cuộc cách mạng mới của GPU
Sự phức tạp ngày càng gia tăng của các thế giới trong game đã tạo ra nhu cầu xử lý tính toán cao hơn. Khả năng xử lý song song vượt trội của GPU không chỉ làm thay đổi đồ họa game mà còn thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu AI, mở ra tiềm năng mới trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo.
Với kiến trúc xử lý song song, GPU của NVIDIA nhanh chóng trở thành công cụ thiết yếu trong các tác vụ liên quan đến AI, đặc biệt là trong lĩnh vực học sâu (deep learning). Học sâu, một mô hình phần mềm dựa trên hàng tỷ nơ-ron và kết nối, đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ mà các CPU truyền thống không thể đáp ứng hiệu quả. GPU đã chứng minh khả năng xử lý dữ liệu lớn với tốc độ nhanh chóng, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới cho AI.
Vào năm 2012, Alex Krizhevsky từ Đại học Toronto đã sử dụng GPU của NVIDIA để giành chiến thắng trong cuộc thi nhận diện hình ảnh ImageNet. Mạng nơ-ron AlexNet của anh, được huấn luyện trên hàng triệu hình ảnh, đã vượt qua các phần mềm do chuyên gia thị giác xây dựng thủ công, đánh dấu một bước đột phá quan trọng cho sự phát triển của AI.
Những cải tiến gần đây như NVIDIA DLSS (Deep Learning Super Sampling), công nghệ sử dụng AI để tăng cường hiệu suất và cải thiện chất lượng hình ảnh trong trò chơi, đã minh chứng cho sự kết hợp mạnh mẽ giữa gaming và AI. Ngoài ra, công nghệ NVIDIA ACE, được thiết kế để mang lại sự tương tác chân thực hơn cho các nhân vật trong game, cũng là một ví dụ điển hình cho thấy AI đang tiếp tục cải tiến trải nghiệm gaming.
GeForce 256 đã đặt nền tảng cho một tương lai mà gaming, tính toán và AI không chỉ đơn thuần là phát triển, mà còn đang cùng nhau thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. GPU giờ đây không chỉ giúp chúng ta chơi game mà còn là công cụ định hình tương lai của trí tuệ nhân tạo, mở ra những tiềm năng vô hạn trong nhiều lĩnh vực khác.
Tùng Nguyễn
Nguồn: Blog NVIDIA