Chương trình ca nhạc nghệ thuật mang tên “Quê Hương - Đi Để Trở Về” do ca- nhạc sĩ Trường Kha tổ chức tại Cổ Lũy Cô Thôn nhân dịp kỷ niệm mừng 48 năm giải phóng tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là thời điểm ghi dấu danh thắng Núi Phú Thọ - Thôn Cổ Lũy được Bộ văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia tròn 30 tuổi.

 

Ngạc nhiên khi biết lần đầu tiên, có một live show tầm cỡ diễn ra tại Cửa Đại - Cổ Lũy của Xứ Quảng. Vậy là người viết đặt cuộc hẹn và gặp Trường Kha ngay tại khu vườn xanh mát do anh xây dựng: với mục đích gội sạch những mệt mỏi, thư giãn tâm hồn sau thời gian cật lực làm việc.

Bên ly cà phê lan tỏa hương, không gian dịu dàng hẳn khi tia nắng chiều xuyên nghiêng và ngã dần qua hoàng hôn tím. Mời tôi cùng nghe một đoạn nhạc Thiền trầm mặc cho tinh thần sảng khoái hơn. Trường Kha chăm chú nghe và chia sẻ cùng tôi những tâm tình của anh về đêm diễn sắp tới.

 

Trường Kha có thể chia sẻ chi tiết hơn về chương trình nghệ thuật mà anh sẽ tổ chức tại Cổ lũy Cô Thôn? Vì sao anh lại chọn địa danh này để biểu diễn” Kinh phí tổ chức ra sao? Có bao nhiêu nghệ sĩ đồng hành với anh trong dự án?

Trường Kha: Live show Quê hương - Đi để trở về sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Nghĩa Phú, Cổ Lũy Cô Thôn, Tp. Quảng Ngãi. Chương trình do Trường Kha Tibetan cùng Độ Film Media kết hợp tổ chức, nằm trong dự án nghệ thuật “Những Hóa Thân” với Series bao gồm 12 số kéo dài trong 3 năm (từ 2022 đến 2025).

Có thể nói, chương trình 2 “Quê hương - Đi để trở về” là một dự án mà Trường Kha ấp ủ và nặng tâm nhọc trí nhất. Bởi chương trình này không chỉ đơn thuần gói gọn trong show diễn nghệ thuật, nó còn mang ý nghĩa thiêng liêng cho sự cống hiến của cả ekip mà Trường Kha đang cộng tác.

Ê-kíp ấy không chỉ là những người bạn làm trong phạm trù nghệ thuật sân khấu hậu kì mà có cả nhiều người làm việc trong nhiều ngành văn hóa, lịch sử, khảo cứu tư liệu,.. Thậm chí có cả người dân địa phương sở tại cũng chung tay. Nói khôn ngoa gần 7 thế kỷ trôi qua, hầu như chưa có đơn vị truyền thông hay cá nhân nào chịu khó đi tìm và xới lại chuyện xưa tích cũ rất hay từng hiện diện tại đây.

 

Chia sẻ thêm với bạn một chút, Cửa Đại - Cổ Lũy là vùng đất từng ghi dấu các chứng tích của quá trình hình thành phát triển và suy đồi của đế chế Vương quốc Champa (Chiêm Thành) từ thế kỷ thứ II cho đến XVIII là bị diệt vong. Trường Kha mời bạn cùng viếng Thánh địa Thành lũy Bàn Cờ, Chùa Hang, Lũy Hòn Yàng. Nếu có duyên đến bạn sẽ cảm nhận, cảnh vật nơi đây rất duyên dáng, yên ả nhưng không kém phần linh thiêng, vượng khí.

Giữa thế kỷ XVII, vùng đất này đã tiếp đón những bước chân của người Minh Hương. Họ là những cánh chim lạc loài, phải rời quê cha đất tổ, phiêu bạt tìm đường gửi thân bởi những xáo trộn của thời cuộc phản Thanh phục Minh”.

Chạm ngõ cùng Cửa Đại Cổ Lũy, Cộng đồng Tứ Bang bao gồm: Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam đã xem đây là nơi “Đất lành chim đậu”. Từ đó, vùng đất ấy đã bao dung cho bao cuộc đời cư dân Hoa - Minh Hương an yên sinh cơ lập nghiệp và trở thành dân Việt hôm nay.

 

Là địa danh có bề dày về lịch sử, tồn tại lâu dài qua bao thăng trầm của thời cuộc,  Cổ Lũy Cô Thôn vẫn là địa danh ẩn chứa những ẩn số kỳ lạ, vùng đất ấy luôn vươn sức thiên lĩnh hùng hồn Nhất bộ dị trạng” với nhiều giá trị văn hóa tinh thần. Tất cả đáng được lưu danh và tôn ngưỡng cho hậu thế gìn giữ.

Trân quý vùng đất Tổ tiên lựa chọn là nơi an cư khởi nghiệp từ những bước chân đầu tiên trên vùng đất mới. Ngay khi lập dự án chuỗi nghệ thuật “NHỮNG HÓA THÂN”, Trường Kha đã quyết định Cổ Lũy Cô Thôn sẽ là địa điểm tổ chức đêm nhạc.

Với niềm tin hương linh Ông bà, Cha mẹ cùng bao người đã yên nghỉ tại đây sẽ nghe được tiếng hát của hậu bối, như tình yêu không xa rời của người con xa gởi về đất Tổ.. Tất cả sẽ rất vui và chứng thực, phù hộ cho Kha thuận lợi hơn qua việc lan tỏa và dung hợp yêu thương qua tấm lòng thành tâm, hiếu kính.

Để đêm diễn đạt tiêu chí cả chất và lượng, xem và nghe.Trường Kha nhận được sự đồng hành của 30 anh em ca sĩ, nghệ sĩ. Ngoài ra còn có hơn 60 nhân sự ekip, hậu kỳ từ Tp. Hồ Chí Minh cùng tham gia với dự án.

Làm việc với Trường Kha, các bạn đều dốc hết tâm lực để dàn dựng chương trình thật tinh tế, bắt mắt với nhiều tiết mục đặc biệt; Sâu sắc cả ca từ, bản phối, vũ đạo,... Riêng về khoản chi phí cho live show. cho đến hôm nay Trường Kha đã đầu tư vào dự án tròm trèm 2 tỷ rồi (cười).

 

Lựa chọn chủ đề  “Quê Hương - Đi Để Trở Về”, ngoài tâm tình của người con xa quê, Trường Kha còn ẩn chứa thông điệp nào nữa không?

Trường Kha: Tổ chức đêm nghệ thuật này, Kha luôn đặt tiêu chí trọng tâm cho chương trình là: Âm nhạc phải có chức năng truyền tải nhân sinh, hướng nhân vào đức tin tâm linh, cảm được tình yêu quê hương và vuông tròn hạnh hiếu. Những yếu tố ấy sẽ giúp Trường Kha lan tỏa năng lượng sống cùng nội lực xanh đến các khán giả.

Khi mang thân phận kiếp người, quê hương là điểm tựa tinh thần cho ta. Nếu những ai còn lưu giữ những ký ức ngày thơ về quê hương. Đó là niềm may mắn diệu kỳ. Vì vậy, Kha luôn nhắc nhở bản thân: Hãy cố gắng làm gì được cho quê hương. Điều này sẽ minh chứng cho sự trưởng thành của mình đấy.

Với Trường Kha, quê hương chính là nơi gìn giữ chốn an nghỉ của Gia tiên ông bà và Ba má. Là đứa con xa quê, mỗi khi trở về Kha đều cố gắng làm nhiều điều phúc lạp cho dân làng, cho vùng đất mà tiên tổ của mình từng sống. Trong thâm tâm, Trường Kha tin Ba má luôn theo dõi từng bước chân Kha. Vì vậy, Trở về để các hương linh tiền nhân vui” và “hài lòng”. Có như thế. Họ mới độ cho mình còn tiếp tục “đi” thêm “để” “trở về” làm nhiều điều lợi lạc.

 

Vào fanpage Trường Kha office để tìm hiểu, công chúng bất ngờ nhận ra, Kha có đời sống hướng về tâm linh khá nhiều nếu không nói anh là một tu sĩ tại gia? Nhưng ở giao diện khác anh lại là một Ca nhạc sĩ. Xem ra 2 phong cách quá khác biệt. Trường Kha có thể chia sẻ thêm về 2 nhân cách cùng hội tụ trong anh không?

Trường Kha: Qua những trải nghiệm của bản thân; Kha hiểu được mỗi cá thể tồn tại trong nhân sinh đều mang trọng trách sứ mạng riêng mà ta quen gọi đó là thiên mệnh của mỗi người. Nếu các bạn đừng quá vội vã, hãy học cách tĩnh lặng và nhìn lại từng giai đoạn đã đi qua trong đời mình. Bạn sẽ nhận ra những nhiệm mầu đều có lý do và giá phải trả.

Từ khi hiểu được bản thân của Kha sẽ không có cuộc đời thảnh thơi, thì sự phấn đấu nơi bản thân Trường Kha nhiều hơn, Trong tâm của Kha không bao giờ có thuật ngữ “hưởng thụ”. Mọi việc Kha làm đều nhanh gọn, quyết định ngay khi nắm bắt kỹ càng hơn trong từng lương duyên.

Để hoàn thành tốt những việc mà Thiên mệnh đã định ra, Kha tự đề ra cho mình những qui định rất rạch ròi; Giải phóng hay dung nạp năng lượng “đợi chờ” khi ngợp (hụt năng lượng), bình tĩnh để se lành các nơtron tinh tế trong người mình dung hòa với bên ngoài (môi trường).

Nhờ tập trung toàn tâm toàn ý làm tốt nhất những điều cần chuyển tải. Đặc biệt, sự tự do trong khuôn pháp Mật Tông - Tibet  khiến Những Hóa Thân” như Trường Kha được cơ hội làm nhiều mãn, tham gia nhiều lĩnh vực, vun bồi tác phước cho chính mình hay chính những Cõi bề” đang chỉ định có thể họ cũng từng dở dang những đóng góp hay hoạch định chưa hoàn thiện trong nhiều kiếp tồn tại và mình giúp họ đạt thêm di nguyện.

Các bạn thử hình dung  một điều đơn giản như: Đời 1 người có cố gắng lắm thì cũng chỉ sống trong vòng trăm năm đổ lại. Kha ví hành trình ấy giống như 1 chuyến “Đi”; Mà nếu có “Đi” thì phải có “Về”; Dù bạn có tài giỏi cỡ nào thì cũng phải Trở Về”. Nên hãy nhận biết sự vô thường để học cách sống an lạc, biết trân trọng và yêu thương để biến suy nghĩ thành động lực, sống hết mình với môi sinh, trân quý mọi người bằng tình yêu và lý tưởng. Điều này sẽ dẫn dắt bạn vượt qua những tắc trách gian nan mà đường đời đã sắp đặt cho bạn.

Khi gặp gian nan, hãy đừng oằn mình với mớ khổ đau hay suy nghĩ ù lì mà phải càng vận động và hành thiện nhiều hơn, phải “Đi” để không mòn phí một kiếp nhân sinh mà bạn đang tồn tại. Biết đâu! những cố gắng của đời này mà chúng ta đang hết mình”, lại được như ý nguyện như từng “ước” ở hậu vận hoặc sẽ có một hay vài lần nữa Trở về” mà đỡ phải tất bật, vất vả lo toang.

Được biết, Trường Kha còn có một nghĩa cử cao đẹp là trao tặng tịnh tài để đóng góp sửa chữa, phục hồi cho những địa chỉ tâm linh đã xuống cấp hư hỏng. Nhưng ông bà ta có câu: “ Cứu 1 người  bằng xây bảy vạn Chùa”. Trường Kha nghĩ sao về câu nói của người Xưa? Vì sao Kha chỉ lo giúp cho Chùa và những nơi linh thiêng mà không chú ý việc giúp Người?

Trường Kha: Bản thân Trường Kha được tồn tại, được trải nghiệm thực hành với những tiêu chí vận động trong mỗi giai đoạn. Vì vậy, công việc Kha đang phải làm và dành cho phúc lạp xã hội đi kèm trách nhiệm cộng đồng đều có giới hạn rất khác nhau bạn nhé. Nếu chỉ nôm na là cứu người và cứu những cuộc đời thì phạm trù cuộc phỏng vấn và bài viết khó nói hết được.

Trong mùa dịch các năm 2020-2021-2022 vừa qua, Trường Kha đã làm việc cật lực, tất tả với mong ước dành lấy sự sống cho người dân Sài thành cùng nhiều tỉnh lân cận. Có giai đoạn khi dịch bước vào đỉnh điểm, thì bản thân Trường Kha cũng là một chiến binh lao vào cuộc chiến. Lúc ấy, Kha gần như suốt đêm ngày rong chạy khắp nơi để ứng phó quên cả tính mạng vì nghĩ ơn trên đã điểm chỉ và an bài cho Kha làm việc này.

Ở một góc độ khác, Trường Kha thành công hôm nay chính là nhận được dung dưỡng bởi đất và tình người Nam bộ. Ơn nghĩa sâu xa ấy, chẳng thể tả diễn nên được cơ hội trong thời cuộc gian khó mà sả thân đắp bồi; Xứ Nam thấm mà lạ, đâu đâu cũng bao dung tình người, hài hòa mà lại gọn gàng;

Giai đoạn nào, thời cuộc nấy; Xã hội nào, con người ấy; cả tâm tư và sự tức thời cũng thế; Người Hoa cũng có câu:

Cứu Nhân Nhất Mệnh,

Thắng Tạo Thất Cấp Phù Đồ”

救人一命,胜造七级浮屠

捄人一命,勝造七級浮屠.

Khi lập dự án “NHỮNG HÓA THÂN” Trường Kha đã thực thi tâm nguyện: Toàn bộ doanh thu của chương trình sẽ được bồi đắp  bằng sự chung tay góp duyên hoằng pháp về Tam bảo hoặc phục hồi, xây dựng lại những công trình linh tự linh thiêng. Bởi Kha hiểu: Khi ta đặt đức tin vào các Đấng Từ bi thì ta sẽ nhận được ơn đức của các Ngài hộ - hướng an toàn.

Thực ra,Trường Kha cũng chỉ là hạt cát bỏ bể nếu chỉ để một đời lo đi cứu từng mạng người. Phước Nghiệp cũng đã sẳn cân, Nhân quả cũng phơi hiện tiền; Bổn tự vật chất chúng ta cứ vận hành theo duyên khởi và nếu còn đắng đo thì hãy để Chư Thiên định chỉ rồi đi cho đỡ phiền não. Vì vốn dĩ “Nhân vô thập toàn” Thế nên Phật mới hằng hà, Bồ tát mới bao la, cả thẩy Tám mươi bốn ngàn pháp muôn” vẫn chỉ để dành trọn phục vụ cho việc cứu rỗi loài người cùng chúng sanh.

Cảm ơn Trường Kha đã dành trọn những chia sẽ hết sức chí tình đan xen cùng bao cảm xúc, ước mong người miền Trung nói chung và người Quảng Ngãi hiểu hết tấm chân tình của Quê Hương - Đi Để Trở Về”.    

Phước Thiên