Bộ phim do Lương Mạnh Hải đảm nhận vai trò giám đốc sản xuất, với sự tham gia của NSƯT Công Ninh (vai cha) và diễn viên trẻ Đông Ka (vai con trai). Phim ngắn xoay quanh kí ức về ngày Tết của Khang (Đông Ka) từ thuở thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, với những lần cùng cha đi “trao muối” như một phong tục đẹp để mong cầu tình cảm gia đình, hàng xóm láng giềng trong năm mới càng trở nên gắn kết và "đậm đà". Bằng câu chuyện cảm động về sự quay “trở về” của Khang, Vũ Ngọc Đãng mang đến cho khán giả một thông điệp ý nghĩa: Tết chỉ "nhạt" khi bạn "ở trọ" trong chính căn nhà mình.
Trước thềm tết năm mới Kỷ Hợi, Vũ Ngọc Đãng lại gây bất ngờ cho khán giả với câu chuyện độc đáo và ý nghĩa về tục “đầu năm trao muối”
Được mệnh danh là đạo diễn “bạc tỷ” của nền điện ảnh Việt Nam, Vũ Ngọc Đãng là một số ít các đạo diễn có thể cân bằng được yếu tố nghệ thuật và thương mại trong các tác phẩm của mình. Với lối dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên và giàu cảm xúc, Vũ Ngọc Đãng ghi lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng qua nhiều tác phẩm điện ảnh lẫn truyền hình như “Những cô gái chân dài”, “Đẹp từng centimet” hay “Hot boy nổi loạn và Câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt", … Đặc biệt, với chủ đề tình cảm gia đình, Vũ Ngọc Đãng đã gây dấu ấn trong lòng khán giả với hai tác phẩm, phim ngắn "Đúng tết nhà mình rồi, Muối ơi" và phim điện ảnh "Khi con là nhà" gần đây.
Tiếp nối sự thành công trong việc khai thác về chủ đề tình cảm gia đình, tết này, Vũ Ngọc Đãng lại gây bất ngờ cho khán giả khi kể câu chuyện theo một cách rất đặc biệt, anh tái hiện “hồi ức về Tết” của mình bằng những hình ảnh giàu cảm xúc qua phim ngắn "Đầu năm trao muối".
Lâu nay, dân gian ta có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Theo đó, vào những ngày đầu tiên của năm mới, sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, người dân Việt Nam có thói quen mua một ít muối về nhà lấy may mắn cho cả năm.Còn những ngày cuối năm, họmua vôi về để quét lại nhà, tường, cổng nhà với hy vọng tránh được những điều xui xẻo, không may mắn. Nếu tục “mua muối đầu năm”với ý nghĩa tượng trưng là cầu mong các mối quan hệ gia đình đậm đà, vợ chồng hòa thuận, cha mẹ - con cái gắn bó, yêu thươngthì tục “trao muối đầu năm” mà Vũ Ngọc Đãng đưa vào trong phim ngắn có ý nghĩa là cầu mong mối quan hệ của gia đình với hàng xóm láng giềng thêm gắn kết, đậm đà trong năm mới.
“Chàng thơ mới” của Vũ Ngọc Đãng lấy nước mắt của khán giả qua câu chuyện thực giữa mâu thuẫn của người trẻ sống giữa xã hội hiện đại và truyền thống gia đình
“Đầu năm trao muối” có nội dung xoay quanh những kí ức về ngày Tết của Khang. Nếu tuổi thơ của Khang tràn đầy sự tò mò và thích thú với tục tặng Muối, thì khi lớn dần theo năm tháng, cái hiện đại của điện thoại như âm nhạc, trò chơi hay những kết nối ảo đã khiến cậu không còn thích thú với những ngày tết cùng ba (NSƯT Công Ninh) đi trao muối, thậm chí “không buồn” giúp đỡ cho gia đình. Điều này làm cho mối quan hệ giữa Khang và ba bị rạn nứt, Khang bị ba la rầy và “tát”. Anh tức giận, bỏ nhà đi ngay trước dịp giao thừa.
Mở đầu bộ phim ngắn, Vũ Ngọc Đãng đã giới thiệu nhân vật Khang trong hình ảnh của một chú hề đang biểu diễn trong chiếc mặt nạ cười, nhưng khi tháo ra, có thể thấy sự đẫm mệt và không hề vui vẻ với sự lựa chọn bỏ nhà ra đi. Quay trở về phòng trọ, cảm nhận không khí Tết sắp đến, anh bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày tết xưa cũ. Và câu chuyện cảm động dần khép lại bằng việc Khang tìm về ngôi nhà của mình, sum vầy bên gia đình trong những ngày Tết đến.
Vậy chúng ta phải hỏi: Tết đang ngày càng “nhạt” hay do chúng ta không chọn một cái tết đậm đà? Xã hội hiện đại với sự phát triển như "vũ bão" của những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, và sự không biên giới của Internet kéo con người đặc biệt là các bạn trẻ xa rời truyền thống và chìm đắm trong thế giới cá nhân, không "thực tế". Người trẻ thời nay có thể giỏi về nhiều mặt nhưng lại rất khó khăn trong việc thể hiện sự quan tâm với người thân, đặc biệt là với cha mẹ. Không có nhiều những hành động trực tiếp, thay vào đó, họ cảm thấy dễ dàng hơn khi nhắn tin hoặc đôi khi quên trả lời những tin nhắn của chính cha mẹ mình.
Bằng việc nhắc cho khán giả nhớ về một phong tục đẹp của người Việt là “Trao muối đầu năm” với ý nghĩa mong cầu sự đậm đà, hoà thuận trong tình cảm gia đình, mặn mà trong các mối quan hệ ... như vị của muối, Vũ Ngọc Đãng muốn gửi gắm một thông điệp hết sức nhẹ nhàng mà tinh tế cho khán giả “Hãy cân bằng giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống, dành sự quan tâm cho gia đình nhiều hơn, thể hiện trực tiếp bằng hành động để có một cái tết thật sự ý nghĩa”.
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng chứng tỏ khả năng tuyệt vời của mình trong việc tạo cảm xúc cho khán giả và giúp khán giả có được cái nhìn sâu sắc về gia đình, về văn hoá. Chúng ta ai cũng sẽ quên đi nhiều thứ khi lớn lên. Trong phim ngắn này, tục trao muối đầu năm trở thành một “sợi chỉ vô hình” giúp kết nối giữa các thế hệ, duy trì tình cảm thiêng liêng giữa những người thân yêu.
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng gâyxúc động chokhán giả với thông điệp “đậm đà”: Tết chỉ “nhạt” khi bạn “ở trọ” trong chính căn nhà mình”
Chỉ vỏn vẹn 7 phút, “Đầu năm trao muối” qua cách kể chuyện chân thực và đầy cảm xúc của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đã làm cho khán giả không khỏi bồi hồi khi suy nghĩ về … cái Tết năm nay. Tết bao đời vẫn vậy, việc lựa chọn Tết nhạt hay Tết đậm đà do bản thân chúng ta quyết định.
Từ câu chuyện “Đúng tết nhà mình rồi, Muối ơi!” trong dịp giáp tết năm ngoái
“nhắc nhở” giới trẻ hãy tự mình là hạt muối cho Tết thêm đậm đà,thì năm nay, thông điệp lại hướng về truyền thống, văn hoá Việt với tục “Trao muối đầu năm” được thể hiện một cách hết sức trẻ trung và tinh tế qua phim ngắn của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Dù có nhiều sự quan tâm hơn trong thời đại công nghệ phát triển, liệu chúng ta có mải mê “sống trong thế giới riêng”, “dính chặt” với thế giới ảo và bỏ quên những phong tục truyền thống cùng với gia đình trong mỗi năm Tết đến? Và “Tết chỉ “nhạt” khi bạn “ở trọ” trong chính căn nhà mình. Đó là thông điệp mà nhãn hàng Pepsi, muốn gửi gắmgiới trẻ trong dịp TếtKỷ Hợi sắp đến.