AI lên lỏi vào mọi sản phẩm từ doanh nghiệp cho đến người dùng cá nhân, các công nghệ mới không chỉ dành cho màn hình máy tính mà còn là những linh kiện máy tính vốn đơn điệu này bắt mắt hơn. Tất cả đều được các hãng sản xuất mang đến triển lãm COMPUTEX 2025 "AI Next" để giới thiệu đến khách tham quan.

Computex 2025 đã vẽ nên một bức tranh về tương lai không xa, nơi AI hiện diện trong mọi thiết bị và người dùng cá nhân ngày càng tiếp cận gần hơn với các công cụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiến bộ là những câu hỏi về nhu cầu thực tế,  về tốc độ đổi mới mà người dùng có thể theo kịp.

Mang AI đến gần người dùng hơn với dòng máy trạm cho người dùng cá nhân

 

NVIDIA gây chú ý khi giới thiệu dòng trạm làm việc AI cá nhân, sử dụng chip Grace Blackwell GB200 và GB10, với hiệu năng xử lý các mô hình AI hàng trăm tỷ tham số ngay tại bàn làm việc. Những cỗ máy này – vốn lấy cảm hứng từ DGX Station – đang được Asus, Dell, HP, Gigabyte, MSI và Lenovo hiện thực hóa thành các phiên bản gọn nhẹ hơn, phục vụ cho nhà nghiên cứu, sinh viên AI và nhà phát triển độc lập. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới cá nhân hóa siêu máy tính và đưa công cụ AI đến tay người dùng phổ thông.

Laptop gaming và nhà sáng tạo nội dung 14 inch trở lại

 

Sau thời gian dài vắng bóng bởi các mẫu laptop 15 – 16 inch, dòng laptop 14 inch hiệu suất cao dành cho game thủ và nhà sáng tạo nội dung đã chính thức quay trở lại. Acer dẫn đầu xu hướng này với Predator Triton 14 AI – chiếc laptop OLED nhỏ gọn dùng chip Intel Lunar Lake Core Ultra 200V, tích hợp NPU đạt chuẩn Copilot+ PC. Nhờ GPU RTX 5070, máy chơi mượt các tựa game ở thiết lập đồ họa 1440p và vẫn đảm bảo thời lượng pin. Dự đoán sẽ có thêm nhiều mẫu 14 inch tương tự ra mắt cuối 2025.

Tản nhiệt CPU trở nên hấp dẫn hơn với màn hình LCD

 

Xu hướng “gắn màn hình vào mọi thứ” đang thay thế trào lưu RGB. Từ bộ làm mát AIO, quạt tản nhiệt, đến RAM – mọi linh kiện đều đang được tích hợp màn hình LCD mini. Nổi bật là bộ tản nhiệt AIO của Thermaltake khi được trang bị đến  bốn màn hình LCD ở cụm block CPU. Hãng V-Color tích hợp màn hình vào RAM, trong khi Corsair và MSI đưa ra các module màn hình gắn ngoài, hiển thị nhiệt độ, hiệu suất hệ thống, hoặc... ảnh GIF. Những chiếc case tích hợp sẵn màn hình cũng ngày càng phổ biến.

Màn hình có tần số quét lên đến 610 Hz, liệu có cần thiết?

 

Màn hình chơi game đang tiến vào lãnh thổ siêu tốc. Tại Computex, Asus giới thiệu ROG Strix Ace XG248QSG với tần số quét lên đến 610 Hz ở độ phân giải 1080p. Tuy nhiên, để tận dụng được mức này, người dùng cần GPU như RTX 5090 và CPU cực mạnh. Với đa số game thủ, 240 Hz hoặc 360 Hz vẫn là ngưỡng hợp lý hơn. Dù vậy, đây vẫn là cột mốc kỹ thuật quan trọng, phản ánh sự phát triển của công nghệ hiển thị và các thuật toán khử trễ như DLSS hay FSR.

Nguồn: PCMag